Quy trình xây dựng nhà: Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng

Sau khi đã trải qua bước thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công thì hầu hết công việc trong bước tiếp theo là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng. Chủ nhà sẽ không phải lo toan nhiều. Tuy nhiên chủ nhà cũng cần biết rõ về các giai đoạn chủ yếu để kiểm soát được công việc, chất lượng và thời gian thi công của công trình. Bước theo theo trong quy trình xây nhà là chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng.

Chuẩn bị làm sạch, phát quang mặt đất

Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết). Việc gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là đóng cừ tràm hoặc ép cọc bê tông cốt thép. Cừ tràm thường có chiều dài từ 3 - 5 m, ép bằng máy xuống nền đất với mật độ khoảng 25 cây/m2. Mục đích của việc đóng cừ tràm là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, làm tăng cường độ của nền móng, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.

Quy trình xây nhà: Chuẩn bị mặt bằng

Quy trình xây nhà: Chuẩn bị mặt bằng

Đối với đất ao hồ lấp cần khoan ép cọc bê tông cốt thép

Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông cốt thép cho nhà dân thường là loại có tiết diện 200×200 hoặc 250×250, mỗi đoạn dài từ 3 - 8 m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc. Các cọc bê tông này thường được đổ sẵn, vận chuyển đến công trường bằng xe tải, sau đó dùng máy ép cẩu lên và ép xuống đất.

Có hai loại máy ép cọc là máy ép neo và máy ép tải. Ép neo đạt tải trọng thấp (khoảng 20 - 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô nhỏ, ép tải đạt tải trọng cao hơn (trên 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô lớn hơn. Lưu ý là các loại máy ép thường sử dụng công suất điện 3 pha, nên chủ nhà cần lưu ý chuẩn bị sẵn nguồn điện cho nhà thầu. Khi làm hợp đồng ép cọc bê tông, chủ nhà cần làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như mác bê tông, chủng loại thép, ... vì các cọc được đúc sẵn nên dễ bị làm gian dối nhằm mục tiêu trục lợi. Khi vận chuyển cọc đến chân công trình, chủ nhà cần tiến hành kiểm tra tại hiện trường chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng.

Khi ép cọc xuống đất, do địa chất nền đất không đồng đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương. Chủ nhà cũng cần buộc nhà thầu làm theo các tiêu chuẩn đã quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế nền móng do bên tư vấn xây dựng cung cấp, như chủng loại cọc, vị trí cọc, số lượng cọc, cọc ép thử, ...

Quy trình xây dựng nhà: Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng

Quy trình xây nhà: Ép cọc bê tông với nền đất yếu

Thực hiện ép cọc đúng kỹ thuật

Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào. Cụ thể chủ nhà nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn.

Tiến hành làm móng nhà

Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc, các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng. Việc làm móng bao gồm các công việc sau theo thứ tự: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ nhà nên phối hợp với giám sát công trình, theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

Công ty chúng tôi có thế mạnh trong lĩnh vực thiết kế nhà phố, xây dựng nhà, sửa chữa nhà, Với đội ngũ KTS, kỹ sư tài năng cùng anh em công nhân có tâm huyết với nghề. Với tất cả những điểm mạnh đó sẽ cũng cấp cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ xây dựng tốt nhất, đem lại sự hài lòng cho khách hàng theo đúng tiêu chí "Xây dựng toàn tâm - nâng tầm cuộc sống".

Mời Quý khách hàng xem thêm >>> Bước 7: Quy trình xây dựng nhà: Xây dựng phần khung nhà

Nam Việt Pháp Corp hiện nay đang là công ty xây dựng uy tín số 1 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, với đội ngũ Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư, công nhân viên có trình độ cao, cùng tầm nhìn phát triển bền vững, dài hạn, chúng tôi đã và đang cải thiện kĩ năng, kinh nghiệm qua từng thời gian nhằm mang đến toàn thể Quý khách hàng một không gian sống mới, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, thoái mái về tình thần. Chúng tôi tự tin sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của gia đình Quý khách trong quá trình xây dựng nhà, tổ ấm.

Mọi thông tin chi tiết cũng như những băn khoăn, thắc mắc về xây dựng, đơn giá xây dựng xin xui lòng liên hệ theo nội dung bên dưới

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT PHÁT

Địa chỉ: 227/18 Huỳnh Thị Hai, Phường Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP HCM

Hotline: 0862.4832.19

Emailnamvietphatcorp@gmail.com

MST: 0315446870

Web: www.namvietphatcorp.com

Nhận ngay báo giá bằng cách để lại câu hỏi bên dưới